Những điều bạn cần biết trong quá trình sử dụng, vệ sinh bảo quản tủ bếp công nghiệp.
1. Vị trí đặt tủ bếp
Các loại tủ bếp gỗ công nghiệp thường có vật liệu bề mặt khác nhau như Veneer, Laminate, Melamine, hoặc Acrylic, tuy nhiên, chúng được dán lên một loại cốt gỗ công nghiệp nào đó như ván Plywood, hoặc ván MDF, HDF, MFC. Với ưu điểm không cong vênh, rạn nứt, và độ cải tiến về khả năng chống ẩm, chống nước, bề mặt hoàn thiện đẹp và đa dạng, tủ bếp gỗ công nghiệp ngày càng được ưa chuộng so với gỗ tự nhiên những năm gần đây.
Tuy nhiên, Phần lớn các cốt gỗ có khả năng chịu ẩm (như MDF lõi xanh, MFC), hoặc có khả năng chịu nước 1 cách tương đối như gỗ Plywood, HDF, về bản chất khả năng chịu nước của tủ bếp công nghiệp vẫn không thể so sánh bằng gỗ tự nhiên, nên trong quá trình sử dụng tủ bếp, cần tránh bố trí tủ bếp tại nơi quá ẩm, không thoát ẩm, hoặc bị thấm nước thường xuyên.
Một khu vực khô thoáng, có chút ánh nắng nhẹ, sẽ phù hợp với tủ bếp gỗ công nghiệp.
2. Sử dụng với đồ dùng trong bếp
- Không sử dụng các vật dụng quá nặng cho tủ bếp trên vì tủ bếp trên được thiết kế chịu lực yếu hơn các tủ bếp dưới.
- Các đồ dùng có chứa chất lỏng nên được đậy lắp kín, không dò gỉ, và đặt ở các vị trí ổn định ở tủ bếp dưới. tránh để trên cao dễ bị rơi, vỡ, trong quá trình sử dụng.
- Trong quá trình sử dụng, nếu nước bị dây lên bề mặt gỗ, cần lau nước trong vòng 30 phút, sau đó để khô thoáng. Tránh nước, chất lỏng, dầu, mỡ dây lên bề mặt và để quá lâu.
- Thường xuyên kiểm tra, xiết ốc đối với bản lề, ray trượt, phụ kiện khi cần, để tủ luôn chắc chắn, an toàn. Nếu không tự làm được việc này, chúng ta có thể liên hệ nhà cung cấp, yêu cầu kiểm tra ngay khi có dấu hiệu xộc xệch.
3. Vệ sinh, bảo quản:
- Các bề mặt gỗ công nghiệp như veneer, MFC, Laminate hay Acrylic. Đều có thể lau chùi và làm bóng bằng dầu xà phòng, nước rửa kính, hoặc các chất liệu cơ bản dưới đây.
4. Bảo quản với tủ bếp phun sơn:
Với tủ bếp phun sơn, dùng nước ấm và pha loãng hoặc dấm trắng lau sạch bụi bám trên, sau đó lau lại tủ bằng nước sạch.
- Nếu ở nơi có mỡ tích tụ, lau tủ với ammonia và nước sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đối với các vết bẩn cứng đầu, làm sạch sơ qua bằng soda và nước. Không sử dụng chất tẩy rửa ăn mòn hoặc miếng tẩy rửa vì chúng có thể làm xước bề mặt tủ bếp.
5. Bảo quản với tủ bếp kim loại:
Với tủ kim loại thường có một lớp tráng men và dễ bị oxy hóa bởi muối, vì vậy tránh các chất mặn dây lên phần kim loại, nếu dây lên cần lau sạch bằng nước thường, và để khô.
6. Một số mẹo làm sạch tủ bếp khác:
- Với các vết cáu bẩn do bụi bẩn hoặc hơi dầu mỡ bám vào. Khi đó, nên dùng nước xịt kính xịt lên bề mặt tủ sau đó dùng khăn bông ẩm lau khô.
Nếu không có nước rửa kính bạn có thể tự pha dung dịch bằng xà phòng và nước ấm. Nhớ lau khô lại tủ bếp sau khi tẩy rửa.
- Nếu tủ bếp nhà bạn phun sơn, hoặc màu trắng thì có thể bôi lên trên những vết bẩn một chút kem đánh răng sau đó chà nhẹ lên bề mặt vết bẩn. Chắc chắn vết bẩn sẽ biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên lưu ý không nên chà mạnh nên bề mặt tủ bếp tránh tình trạng gỗ bị xước hoặc làm bong tróc sơn.
- Dùng sữa bò: Dùng một miếng vải sạch thấm sữa bò để lau chùi tủ bếp hay các loại đồ gỗ khác thông thường không chỉ tẩy sạch đươc những vết cáu bẩn mà còn làm cho đồ gỗ sáng bóng như mới.
- Dùng dấm: Dùng 1/2 cốc nước pha với lượng dấm bằng 1/4 lượng nước, dùng vải mềm tẩm dung dịch này để lau chùi tủ bếp hay đồ gỗ nội thất, chúng sẽ sáng bóng trở lại.
- Dùng nước trà đặc: Pha một cốc trà đặc to, để nguội dùng vải mềm thấm nước trà lau chùi đồ gỗ, bình thương chỉ cần lau 2-3 lần là đồ gỗ phục hồi lại độ sáng bóng ban đầu.
- Vách ván nhà bạn có sơn vẽ đủ màu, lâu ngày bị vàng và hoen ố, bạn hãy dùng nước trà tàu tẩm vào khăn, lau mạnh lên tường ván ấy là sạch sẽ ngay.
- Muốn làm mất những vết dơ bẩn do giống ruồi gây ra trên đồ gỗ, bạn lấy bột (nếp, gạo, hay mì …) trộn với chút dầu ăn đánh cho thật quánh, thoa đều bột lên chỗ dơ rồi lấy giẻ chùi cho sạch. Sau cùng, rửa kỹ bằng nước trong và đánh bóng.
Tin liên quan
0911 9933 79